MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM NHÃN HIỆU

Nhãn hiệu (Còn gọi là logo) là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM NHÃN HIỆU - HOTLINE 0947 049 997 - MR KHÁNH)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI HÀNH VI XÂM PHẠM NHÃN HIỆU - HOTLINE 0947 049 997 - MR KHÁNH)

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

Văn Bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu”. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm từ ngày nộp đơn, và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

1. Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật Sở hữu Trí tuệ thì khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu nhãn hiệu có các quyền sau đây:

a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu của mình

b) Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình theo quy định tại Điều 125 của Luật Sở hữu Trí tuệ;

c) Định đoạt đối nhãn hiệu của mình như chuyển nhượng, tặng cho, chấm dứt sử dụng,….

2. Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu phổ biến:

Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá,dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá,dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

Những ảnh hưởng tiêu cực đối với doanh nghiệp có nhãn hiệu bị xâm phạm:

- Trong quá trình xác lập và xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu của doanh nghiệp đã được người tiêu dùng biết đến và có uy tín, nếu doanh nghiệp không tiến hành đăng ký để xác lập quyền của mình thì có thể bị người khác đánh cấp, lúc đó thiệt hại xảy ro là không hề nhỏ, nhất là khi người khắc đăng ký bảo hộ chính nhãn hiệu của doanh nghiệp.

- Thiệt hại về uy tín: Các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu xâm phạm thường có chất lượng không tốt (Hàng giả, hàng nhái), do đó, nếu doanh nghiệp có nhãn hiệu bị xâm phạm mà không tiến hành xử lý thì sẽ dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về uy tín. Do người tiêu dùng nhầm tưởng nên sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu xâm phạm, vì hàng hóa kém chất lượng nên dần dần người tiêu dùng mất niềm tin vào nhãn hiệu.

- Thiệt hại về vật chất: Người tiêu dùng do nhầm tưởng nên đánh đồng sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu xâm phạm với sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu của doanh nghiệp đã được bảo hộ, tuy nhiên giá thành của hàng hóa dịch vụ xâm phạm thường thấp hơn, doanh nghiệp sẽ thiệt hại về doanh thu do tâm lý của người tiêu dùng vẫn chọn hàng giá rẽ. Bên cạnh đó, một số người tiêu dùng khó tính thì sẽ không sử dụng hàng hóa dịch vụ đó nữa vì chất lượng không tốt.

3. Các biện pháp bảo vệ độc quyền nhãn hiệu

3.1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Trước tiên doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Đây là biện pháp đầu tiên nhưng rất quan trọng, vì khi đăng ký, doanh nghiệp sẽ có cơ sở chứng minh cho quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với nhãn hiệu, đồng thời, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cũng là bằng chứng rõ ràng nhất về quyền sở hữu nhãn hiệu, là chứng cứ có giá trị chứng minh cao nhất khi có tranh cháp về nhãn hiệu xảy ra..

3.2. Bảo vệ nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự

Khi doanh nghiệp phát hiện nhãn hiệu của mình đang bị một cá nhân hay tổ chức khác xâm phạm thì có thể khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu Trí tuệ, doanh nghiệp có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp sau đây đối với người có hành vi vi phạm:

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

- Buộc bồi thường thiệt hại;

- Buộc tiêu huỷ, phân phối hoặc đưa vào lưu thông không nhằm mục đích thương mại (hàng hoá, nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng vi phạm) với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Doanh nghiệp khởi kiện có nghĩ vụ chứng minh mình là chủ thể quyền của nhãn hiệu bằng các chứng cứ sau đây:

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

- Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu trong trường hợp doanh nghiệp không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu nhưng được phép sử dụng nhãn hiệu đó thông qua hợp đồng với chủ sở hữu.

- Trong trường hợp doanh nghiệp không thể chứng minh, nhưng biết chứng cứ nằm dưới sự kiểm soát của bên kia thì có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên kiểm soát chứng cứ phải đưa ra chứng cứ đó.

- Trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì doanh nghiệp phải chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra và nêu căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại. Chẳng hạn từ khi nhãn hiệu bị xâm phạm, doanh nghiệp đã bị mất uy tín và doanh thu mỗi tháng bị giảm 30%. Trong trường hợp không xác định được thiệt hại chính xác thì mức bồi thường tối đa là 500 triệu đồng. Ngoài ra chi phí thuê luật sư cũng có thể được tính vào thiệt hại để bồi thường.

Ưu điểm của biện pháp này là doanh nghiệp chủ động trong quá trình xử lý, thu thập chứng cứ và đưa ra mức bồi thường dựa trên những thiệt hại thực tế mà mình chứng minh được. Việc buộc người vi phạm xin lỗi, cải chính công khai sẽ giúp cho doanh nghiệp lấy lại uy tín với người tiêu dùng.

3.3. Bảo vệ nhãn hiệu bằng biện pháp hành chính

Khi phát hiện ra nhãn hiệu của mình đang bị người xác xâm phạm, doanh nghiệp có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm bằng biện pháp hành chính. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý bao gồm: Thanh tra bộ Khoa học và Công nghệ, Chi cục Quản lý thị trường và Công an kinh tế.

Biện pháp xử lý hành chính này có ưu điểm là nhanh chóng và triệt để. Tuy nhiên, đây là công việc của cơ quan hành chính nhà nước xử lý đối với người vi phạm, còn người bị vi phạm chỉ là người hỗ trợ, do đó không có được sự chủ động trong quá trình xử lý và đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại như biện pháp dân sự.

Các hình thức xử phạt hành chính đối với người vi pham nhãn hiệu:

- Cảnh cáo;

- Phạt tiền: Mức tiền phạt được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hóa vi phạm đã phát hiện được.

Ngoài ra, tùy theo tính chất mức độ xâm phạm, người xâm phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như:

- Tịch thu hàng hóa, nguyên vật liêu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu

- Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm nhãn hiệu.

Người có hành vi xâm phạm nhãn hiệu còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Buộc tiêu huỷ, phân phối hoặc đưa vào lưu thông không nhằm mục đích thương mại (hàng hoá, nguyên vật liệu, phương tiện được sử dụng để sản xuất, kinh doanh hàng vi phạm) với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác của chủ sở hữu nhãn hiệu.

- Buộc đưa ra khỏi lanh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm nhãn hiệu hoặc buộc tái xuất đối với hàng nhập khẩu xâm phạm nhãn hiệu.

3.4. Bảo vệ nhãn hiệu bằng biện pháp hình sự

Biện pháp hình sự rất hạn chế về phạm vi áp dụng. Chỉ những trường hợp xâm phạm nhãn hiệu theo quy định tại Điều 226 của Bộ luật hình sự thì mới bị xử lý hình sự.

“Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy khi doanh nghiệp phát hiện có người khác xâm phạm nhãn hiệu của mình, mà hành vi xâm phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo điều 226 nêu trên thì có quyền tố cáo với cơ quan Công an để xử lý và yêu cầu người có hành vi xâm phạm bồi thường thiệt hại như biện pháp dân sự.

3.5. Biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mang nhãn hiệu:

- Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm nhãn hiệu: Biện pháp này được tiến hành theo yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để thực hiện yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm.

- Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm: Tiến hành theo đề nghị của chủ sở hữu nhãn hiệu nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Trong quá trình thực hiện các biện pháp nêu trên, nếu phát hiện hàng hóa xâm phạm nhãn hiệu thì cơ quan hải quan có quyền và có trách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính để xử lý.

Vui lòng liên hệ với Khánh An Phát để được tư vấn cụ thể và được cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

CÔNG TY LUẬT KHÁNH AN PHÁT

  • Địa chỉ: 602/51E Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Di động: 0947 049 997 (Luật sư Khánh)
  • Email: contact@khanhanphat.vn
  • Website: khanhanphat.vn

Gọi ngay

0909 016 119