LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Trên thực tế, có rất nhiều sản phẩm, dịch vụ chưa chắc đã hơn hẳn các sản phẩm, dịch vụ cùng chủng loại khác nhưng lại được người tiêu dùng tin cậy chỉ vì thói quen hoặc vì lý do “hợp nhãn”. Việc đi tìm sự khác biệt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng luôn là yếu tố được các nhà sản xuất đặt lên hàng đầu để phân biệt hàng thật và hàng nhái, khẳng định độc quyền thương hiệu. Do đó, bên cạnh việc làm cho tính năng các sản phẩm phong phú hơn như hương vị, tính chất, công dụng thì các nhà sản xuất cũng phải khai thác đến thói quen của người tiêu dùng. Có nghĩa là muốn xây dựng được một thương hiệu, điều quan trọng đầu tiên là phải xây dựng được một bản sắc riêng, hình ảnh riêng để “đánh” vào đúng tâm lý của người tiêu dùng.

LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU - (HOTLINE 0947 049 997 - MR KHÁNH)

LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU - (HOTLINE 0947 049 997 - MR KHÁNH)

I. ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ĐỂ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU CỦA BẠN MỘT CÁCH TỐT NHẤT

Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt như hiện nay, để một cá nhân hay tổ chức kinh doanh muốn đưa một loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ra thị trường là một chuyện rất đơn giản và nhanh chóng nhưng để khách hàng, người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình thì là một chuyện đáng lưu tâm. Bản thân chúng ta dù là ai, ở bất cứ cương vị nào của xã hội đều là một “người tiêu dùng” bởi nhu cầu của con người là điều tất yếu. Vậy để một người tiêu dùng, khách hàng nhớ đến sản phẩm, dịch vụ của mình thì bạn cần làm gì? Một câu hỏi được đặt ra mà chính các bạn cũng là người trả lời cho câu hỏi này. Khi sử dụng một loại hàng hóa hay sản phẩm, dịch vụ nào bạn thường chú ý đến cái gì? Cái bạn nhớ đến đầu tiên có phải là nhãn hiệu/logo không? Bởi nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân này với hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác trong cùng một lĩnh vực. Một hình ảnh hoặc danh tiếng tích cực về doanh nghiệp sẽ tạo nên uy tín chất lượng, niềm tin, sự tin cậy của khách hàng đối với hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Niềm tin được xây dựng sẽ là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp, là cơ sở phát triển nhóm khách hàng trung thành với sản phẩm và nâng cao uy tín của doanh nghiệp về dài hạn. Thông thường, khi đã hài lòng khách hàng thường có thiện cảm với nhãn hiệu nhất định. Khách hàng sẽ nhận ra bản sắc và hình ảnh của thương hiệu.

Có rất nhiều nhà sản xuất chọn giải pháp quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá và bảo vệ thương hiệu của mình. Tuy nhiên, giải pháp này thật sự “quá sức” với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi chi phí quá cao. Còn cách nào đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả hơn để giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ “chính hiệu” của doanh nghiệp mình đến người tiêu dùng hay không? Bởi trước thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi trên thị trường như hiện nay bằng việc giả nhãn hiệu đã dẫn đến có rất nhiều mặt hàng thật giả lẫn lộn làm cho người tiêu dùng khó phân biệt qua hình thức bên ngoài, từ đó ảnh hưởng lớn đến uy tín thương hiệu và doanh thu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để phân biệt hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân này với hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác trong cùng một lĩnh vực thì thương hiệu của tổ chức, cá nhân đó phải phân biệt được với các thương hiệu của tổ chức, cá nhân khác. Và trước nhất, bạn cần tạo một biểu tượng dễ nhớ, một biểu trưng riêng có để thương hiệu của bạn in đậm trong tâm trí mọi người một cách thú vị và đó là một trong những cách để nhận diện thương hiệu của bạn.

Trước hết, bạn cần biết thương hiệu bao gồm biểu trưng của công ty (logo), biểu tượng, khẩu hiệu (slogan), tông màu (color scheme), địa chỉ liên lạc, và kể cả mùi vị đặc trưng. Thương hiệu - thể hiện chất lượng sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của bạn, và là sự cam kết thực hiện lợi ích mà nó đem lại. Nhãn hiệu đóng vai trò then chốt trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, góp phần tạo dựng hình ảnh, danh tiếng của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó trong mắt khách hàng. Ví dụ: nhìn vào dòng chữ “HONDA” là mọi người lại biết đó là sản phẩm của Công ty HONDA MOTOR CO., LTD (JP); hay nhìn vào dòng chữ “IBM” bạn sẽ biết đó là nhãn hiệu của Công ty INTERNATIONAL BUSINESS MACHINES CORPORATION (US).

II. MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU DO KHÁNH AN PHÁT THỰC HIỆN CHO KHÁCH HÀNG

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU - (HOTLINE 0947 049 997 - MR KHÁNH)

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU (ĐĂNG TẢI DƯỚI SỰ CHO PHÉP CỦA KHÁCH HÀNG) - (HOTLINE 0947 049 997 - MR KHÁNH)

Thứ nhất, đăng ký nhãn hiệu để được pháp luật bảo hộ và khẳng định mình là chủ sở hữu, bởi nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ, và nó chỉ có ý nghĩa khi được đi đăng ký theo thủ tục quy định. Nhãn hiệu hàng hóa là một loại tài sản của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Có những doanh nghiệp sản phẩm chưa có tiếng trên thị trường thì chưa chịu đăng ký, nhưng khi sản phẩm đã phổ biến mới đi đăng ký thì lại bị người khác đăng ký rồi, dù sản phẩm đó chính là của mình tạo ra, rồi lúc đó mới lo các thủ tục để lấy lại.

Khi nhãn hiệu đã được pháp luật bảo hộ mà có người khác sử dụng nhãn hiệu giống y hệt hoặc tương tự với nhãn hiệu của bạn cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn kinh doanh, bạn sẽ phải nghĩ đến pháp luật và nhờ pháp luật can thiệp có thể bằng nhiều cách khác nhau:

Một là, có thể yêu cầu xử lý vi phạm hành chính đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình tại các cơ quan thực thi quyền như Công an kinh tế, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành, Hải quan,… cụ thể là áp dụng các biện pháp ngăn chặn ngay hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp - đình chỉ việc sản xuất, phân phối lưu thông, tịch thu, tiêu huỷ hàng hoá vi phạm,… và xử phạt vi phạm hành chính.

Hai là, có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với người xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình tại cơ quan Toà án.

Ba là, có thể uỷ quyền cho Công ty sở hữu trí tuệ đại diện cho mình trước các cơ quan thực thi quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Thứ hai, với phương diện là nhà cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ sẽ giúp nhà cung cấp yên tâm đầu tư, yên tâm sản xuất và kinh doanh, có thể độc quyền sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh độc quyền thị trường, xử lý đối với những hành vi vi phạm/xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tạo cho nhà cung cấp một công cụ để tiếp thị và là cơ sở để tạo dựng uy tín đối với khách hàng, “gia tăng” hình ảnh của một thương hiệu, bảo đảm rằng khách hàng có thể phân biệt nhãn hiệu của nhà cung cấp với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp khác, tạo cơ hội để li-xăng và tạo nguồn thu nhập thông qua phí li-xăng.

Thứ ba, với phương diện là người tiêu dùng khi nhìn vào một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cũng yên tâm vì không nhầm lẫn với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp khác, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chất lượng, phù hợp mà mình cho là tốt và lựa chọn tiêu dùng.

Thật bất công nếu một người bỏ vốn đầu tư, nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới cũng như đầu tư cho quảng cáo, khuyến mại để người tiêu dùng biết và mua sản phẩm, trong khi một người khác không phải tốn kém vẫn bán được hàng do nhãn hiệu của người khác.

Trong các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu chưa đăng ký có hai điều cần được chứng minh với các bằng chứng thuyết phục - nhưng lại không yêu cầu đối với nhãn hiệu đã được đăng ký. Thứ nhất, phải chứng minh về quyền sở hữu nhãn hiệu. Thứ hai, phải chứng minh rằng nhãn hiệu đó có chức năng làm nhãn hiệu sử dụng cho các hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan. Đối với nhãn hiệu đã được đăng ký thì hai điều nói trên không cần phải chứng minh vì khi đã đăng ký nhãn hiệu thì điều đó là hiển nhiên. Vì vậy, trong những tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu đã được đăng ký, chủ sở hữu sẽ dễ dàng thành công hơn rất nhiều trong việc áp dụng một hành động bất kỳ đối với người khác có hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho loại hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự. Do đó, trong một vụ kiện thì nhãn hiệu đã được đăng ký có nhiều lợi thế hơn nhãn hiệu chưa đăng ký.

Đó là lý do tại sao các công ty đầu tư nhiều vào tài sản vô hình này như một phần của công cuộc kinh doanh của họ.

Hiện nay, các doanh nghiệp đã dần ý thức được việc bảo hộ thương hiệu của doanh nghiệp mình thông qua một việc làm vô cùng đơn giản là đăng ký nhãn hiệu. Việc làm tưởng chừng đơn giản này lại mang lại giá trị vô cùng to lớn cho doanh nghiệp, nó là tầm lá chắn vững chắc cho doanh nghiệp khi bị xâm phạm đến thương hiệu của mình.

Với những lợi ích từ tài sản vô hình này mang lại thì tại sao bạn lại không đăng ký nhãn hiệu của mình, từ đó bạn độc quyền sử dụng thương hiệu của mình?

Vui lòng liên hệ với Khánh An Phát để được tư vấn chi tiết và được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

CÔNG TY LUẬT KHÁNH AN PHÁT

  • Địa chỉ: 602/51E Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Di động: 0947 049 997 (Luật sư Khánh)
  • Email: contact@khanhanphat.vn
  • Website: khanhanphat.vn

Từ khóa tìm kiếm

loi ich cua viec dang ky nhan hieu

lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu

loi ich dang ky nhan hieu

lợi ích đăng ký nhãn hiệu

dang ky nhan hieu duoc loi gi

đăng ký nhãn hiệu được lời gì

dang ky nhan hieu duoc loi ich gi

đăng ký nhãn hiệu được lợi ích gì

Gọi ngay

0909 016 119