GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG DÀNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN BIẾT

Việt Nam hiện nay với rất nhiều chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại, giao thương với các quốc gia trong khu vực cũng như các nước trên thế giới , đi theo xu thế đó, không chỉ lượng khách du lịch vào Việt Nam ngày càng gia tăng, mà Việt Nam hiện nay cũng là quốc gia thu hút người lao động nước ngoài tăng đáng kể so với những năm trước với nhiều hình thức khác nhau.

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG DÀNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - (HOTLINE 0947 049 997 - MR KHÁNH)

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG DÀNH CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - (HOTLINE 0947 049 997 - MR KHÁNH)

Để đáp ứng và giải quyết các vấn đề trong quan hệ pháp luật lao động có người nước ngoài tham gia, pháp luật Việt Nam cũng ngày càng có những quy định mới điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện tại. Mới đây nhất, Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/04/2016 có nhiều thay đổi mới đáng chú ý liên quan tới hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lao động và được xem là có lợi hơn cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

► Thứ nhất: Theo Nghị định số 102/2013/NĐ-CP khi xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp (trừ nhà thầu) phải báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính còn nay đến Nghị định 11 lại là nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Nhưng không phải tất cả các đối tượng người lao động người nước ngoài phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài việc xác định nhu cầu sử dụng này không cần thực hiện đối với các trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại Khoản 4, 5, 8 Điều 172 Bộ luật Lao động 2012 và Điểm e, điểm h Khoản 2 Điều 7 Nghị Định 11.

► Thứ hai: Có hai điều luật tại Nghị định 102 chưa quy định chi tiết, khiến người áp dụng pháp luật lung túng trong quá trình thực hiện đó là:

  • Người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật nhưng có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm.
  • Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam không thuộc diện cấp Giấy phép lao động.

Điều này đã được quy định một cách rõ ràng và chi tiết hơn tại Điểm e, h Khoản 2 Điều 7 Nghị Định 11.

► Thứ ba: Với các quy định trước khi Nghị định 11 được ban hành, vị trí chuyên gia cần phải chứng minh có ít nhất 05 năm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo, giờ đây với quy định mới tại Khoản 3 Điều 3 Nghị Định 11: người lao động nước ngoài được chấp thuận vào làm việc tại vị trí “chuyên gia” có hai điều kiện: một là, có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài; hoặc hai là, có bằng đại học trở lên và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam. Với quy định mới này, đã giúp tăng lượng lao động là người nước ngoài vào Việt Nam.

► Thứ tư: Các vị trí lãnh đạo như khái niệm “nhà quản lý”, “giám đốc điều hành” được Nghị Định 11 quy định rõ, cụ thể như sau: nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp, hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức, và giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

► Thứ năm: Một quy định khác các doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đó là doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc. Riêng đối với các trường hợp không thuộc diện cấp Giấy phép lao động quy định tại Khoản 4, khoản 5 Điều 172 Bộ luật Lao động 2012 và Điểm e Khoản 2 Điều 7 Nghị Định 11 thì không cần phải thực hiện thủ tục xác nhận này.

► Thứ sáu: Việc cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp cũng được quy định ngày càng rõ ràng để giúp người lao động dễ dàng thực hiện hơn so với các quy định trước đó tại Khoản 3 Điều 10 Nghị Định 102 và Khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2014/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau: một là, trường hợp người lao động nước ngoài chưa cư trú tại Việt Nam chỉ cần cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp do nước ngoài cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ, và hai là, trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam chỉ cần cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ, mà không cần cung cấp thêm Phiếu lý lịch tư pháp do nước ngoài cấp nữa.

► Thứ bảy: Việc cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động có những điểm mới như sau: Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP bỏ quy định “hằng năm” người sử dụng lao động phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc.

► Thứ tám: Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động quy định đầy đủ, rõ ràng hơn: Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trường hợp cấp giấy phép đặc biệt (Khoản 1 Điều 13) ; Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày (Khoản 2 Điều 13). Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động được giảm thiểu và phù hợp với những sửa đổi khác trong Nghị định. Đối với yêu cầu về giấy phép lao động đã được cấp: bổ sung xác nhận của cơ quan công an cấp xã của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với giấy phép lao động bị mất và các giấy tờ chứng minh đối với trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động và đã được cấp giấy phép lao động theo Nghị định số 102/2013/NĐ-CP (Khoản 3 Điều 14).

► Thứ chín: Tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 11 quy định về tăng thời hạn được đề nghị cấp lại giấy phép lao động so với quy định trước thể hiện có sự tăng lên từ không quá 15 ngày lên không quá 45 ngày nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài chủ động kế hoạch và thời gian nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động trước khi giấy phép lao động hết hạn, tránh những vi phạm nằm ngoài ý muốn chủ quan của họ.

Bên cạnh đó, Nghị Định 11 cũng quy định cụ thể các hồ sơ cần cung cấp khi thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép lao động trong một số trường hợp đặc biệt như: một là, đối với người lao động nước ngoài đã được cấp Giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho doanh nghiệp khác ở cùng vị trí công việc ghi trong Giấy phép lao động; hai là, đối với người lao động nước ngoài đã được cấp Giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong Giấy phép lao động trong cùng một doanh nghiệp; ba là, Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp Giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong Giấy phép lao động; bốn là, được cấp giấy phép lao động theo các quy định tại nghị định số102/2013/NĐ-CP.

► Kết luận: Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP đã góp phần khắc phục được những bất cập trong các văn bản pháp luật trước đó, phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật lao động về lao động nước ngoài, đáp ứng để giải quyết được các vấn đề đang không giải quyết được, giúp gỡ rối cho doanh nghiệp và người lao động nước ngoài đã, đang và sẽ làm việc tại Việt Nam, làm dồi dào thêm nguồn lao động nước ngoài này tại Việt Nam.

CÔNG TY LUẬT KHÁNH AN PHÁT

  • Địa chỉ: 602/51E Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Di động: 0947 049 997 (Luật sư Khánh)
  • Email: contact@khanhanphat.vn
  • Website: khanhanphat.vn

Gọi ngay

0909 016 119